Tuesday, January 9, 2007

Nghia Trang Quan Doi Viet Nam Cong Hoa se duoc.......

http://www.calitoday.com/news/view_article.htmlarticle_id=55a1713db08e2fb4a62e823c79e73536

Tôi xin mạng phép đưa Bản tin nầy với tính cách Thông Tin cho quý Chiến Hữu với đề nghị phổ biến rộng rải. Ða tạ.
Trương Tấn Thục. e mail truongathuc@yahoo.com

Trao lại Nghĩa Trang Quân Đội cho tỉnh Bình Dương(Theo báo Chiêu Dương, Úc châu), Jan 08, 2007
Ngày 4-1-2007, nhà báo Vi Túy từ Úc về Việt Nam, ông đã có dịp đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội (QĐVNCH trước năm 1975) hiện nay thuộc tỉnh Bình Dương. Ngay hôm đó, nhà báo Vi Túy đã cho Biên Tập Viên của nhật báo Chiêu Dương, hiện có mặt tại Sài Gòn, biết một nguồn tin mới: Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã vừa ký quyết định trao phần đất thuộc Nghĩa Trang Quân Đội VNCH cho tỉnh Bình Dương để trở thành một nghĩa trang dân sư.Cũng theo lời nhà báo Vi Túy, nguồn tin chính xác này đã được chính những người chỉ huy khu quân sự (trong đó có Nghĩa trang Quân Đội cũ) kể lại. Sau đó ông Vi Túy lại được một số vị ở cấp cao hơn cho biết đó là nguồn tin đáng tin cậy.Biên tập viên của Báo Chiêu Dương đã có dịp trò chuyện với nhà báo Vi Túy vào ngày 5-1-2007. Ông cho biết thêm một số chi tiết chính xác hơn.Quyết định nói trên đã được Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 25 tháng 12 năm 2006. Quyết định nói rõ phần đất thuộc Nghĩa Trang Quân Đội hiện nay do quân đội quản lý sẽ được giao lại cho tỉnh Bình Dương để nơi đây trở thành nghĩa trang dân sự. Như thế mọi người có thân nhân chôn cất tại nghĩa trang này sẽ được phép tu sửa, chỉnh trang, xây dựng hoặc di dời theo ý nguyện.Một chút quá khứSau ngày 30-4-1975, khu Nghĩa Trang Quân Đội (của QĐVNCH), được giao cho quân đội (Quân Đội CSVN) quản lý. Vì vậy nghĩa trang nằm trong “Khu Vực Quân Sự”. Những tấm bảng cấm chụp ảnh, cấm xâm nhập khu vực này được dựng lên. Những người có thân nhân được chôn cất trong nghĩa trang không được phép vào thăm viếng hoặc làm bất cứ điều gì trong khu quân sự đó. Nay được giao lạo cho tỉnh Bình Dương để biến thành khu Nghĩa Trang Dân Sự, đồng nghĩa với việc những tấm bảng cấm kia sẽ được tháo dỡ và thân nhân có quyền làm điều gì hợp với tâm nguyện của mình.Trò chuyện với ông Vi TúyTrước nguồn tin này, chúng tôi đã gặp ngay nhà báo Vi Túy và đã có cuộc trò chuyện rất thân tình. Anh Vi Túy kể lại:– Ngày hôm qua (4-1-2007) tôi đã có dịp viếng thăm Nghĩa Trang Quân Đội. Đây là việc tôi thường làm khi có dịp về Việt Nam. Chắc anh chưa quên rằng tháng 12 năm 2006, tôi đã có dịp phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng Thống VNCH, nguyên Tư Lệnh Không Quân VN khi ông đang ở Sài Gòn. Lúc đó tôi cũng đã khơi gợi lại vấn đề này. Ông Nguyễn Cao Kỳ đã trả lời là ông ấy đã từng đề cập với Thủ Tướng CSViệt Nam, hồi đó là ông Phan Văn Khải, việc “Hòa giải với người chết” trước đã, bằng cách trao lại nghĩa trang Quân Đội VNCH hoặc cho phép những người muốn đến thăm viếng, tu sửa ngôi mộ của những tử sĩ. Vấn đề này tôi cũng đã tường thuật trên nhiều báo. *BTV Chiêu Dương: Nhưng tại sao chưa thực hiện?– Ông Vi Túy: Ông Phan Văn Khải đã chú ý tới việc này, nhưng sau đó gặp trở ngại là hiện nay khu vực đó nằm trong khu quân sự. Nên muốn thực hiện thì trước hết phải có một nghị định tách rời khu đó ngoài phạm vi kiểàm soát của quân đội. Muốn thực hiện cần có sự thống nhất của nhiều cơ quan. Công việc đang chuẩn bị tiến hành thì ông Phan Văn Khải không còn làm Thủ Tướng nữa. Nay mới có Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. * Vậy ông đến thăm nghĩa trang quân đội có gặp trở ngại gì không?– Tôi có gặp những người chỉ huy khu vực quân sự đó. Tội tự giới thiệu là nhà báo và cho họ biết tôi đã có nguồn tin chắc chắn rằng nghĩa trang Quân Đội cũ sẽ được giao lại thành khu vực dân sự.* Thái độ những người đó thế nào? Tôi đã từng biết có rất nhiều người bị ngăn cấm hoặc làm khó dễ khi đến thăm nghĩa trang. – Đối với tôi, họ cởi mở hơn, họ nói cũng đã biết việc này. Họ đang chuẩn bị để có thể bàn giao khu vực Nghĩa Trang Quân Đội vào tháng 6 hoặc tháng 8 năm 2007.Đi thăm nghĩa trangÔng Vi Túy cười tươi tắn, chúng tôi đi sâu vào câu chuyện hơn:* Tất nhiên là anh có đi thăm nghĩa trang, xin anh vui lòng tường thuật lại khung cảnh nơi đó hiện nay như thế nào?– Tôi đã được những người chỉ huy ở đó nhờ một quân nhân hướng dẫn đi thăm toàn bộ khu nghĩa trang này trong ngày hôm qua, 4 tháng 1. Ở đó hiện có 13.000 ngôi mộ. Dĩ nhiên là “hoang sơ” lắm. Nhưng có một điều hết sức đặc biệt là có khá nhiều người dân sinh sống quanh đó, đã tự động sửa sang lại khá nhiều ngôi mộ. Tôi cũng đã gặp những người này. Họ nói đó là tấm lòng của họ đối với những tử sĩ. Họ làm không cần công, rồi ai cho bao nhiêu cũng được, không cho thì thôi. Tuy nhiên trong số đó có vài người đã được những thân nhân hoặc đồng đội của tử sĩ lâu nay vẫn gửi gấm, thuê mướn họ trông coi săn sóc, tu sửa một số ngôi mộ, nên rải rác cũng thấy được sự khang trang sạch sẽ. Anh hiểu là trong hoàn cảnh bị ngăn cấm thì sự gửi gấm đó chỉ là những “giao kèo ngầm” mà thôi. Chắc trước đây họ không dám nói với ai, nay mới dám thổ lộ.Ông Vi Túy chứng minh bằng một số hình ảnh ông đã chụp trong khu nghĩa trang mà từ hơn 30 năm nay, có lẽ ít ai chụp được. Tất nhiên tôi phải dùng mọi cách “moi” cho được vài tấm hình này. Ông Vi Túy kể tiếp:– Một điều đặc biệt nữa là người dân ở đây, chẳng biết từ bao giờ, họ đã phân lô ABCDGH… mỗi người trông coi một khu, trong đó họ đã ghi rõ tên từng nấm mộ tử sĩ. Bây giờ anh chỉ cần nói tên tử sĩ là họ có thể hướng dẫn anh tới ngay ngôi mộ đó. * Anh còn thấy những tấm bia trên những ngôi mộ đó không?– Có cái mờ, cái rõ anh ạ. Mỗi ngôi mộ chỉ cao chừng vài chục phân. Cũng có cái không còn bia nữa. Nhưng những người dân làm trong nghĩa trang này thì vẫn nhớ tên. Họ có danh sách đàng hoàng. Không lẫn được. Rất có thể là họ đã ghi chép từ lâu rồi chăng? – Xin anh nói rõ hơn, anh có thấy hương khói gì không?– Những người dân cho biết thỉnh thoảng cũng có người lọt vào được nghĩa trang và có thắp hương. Nhưng ngay khi họ rời khỏi thì hương đã biến mất. Bởi ở đây toàn cỏ và lá khô nên dễ xảy ra cháy. Mà đã cháy là cháy rừng nên những người có trách nhiệm “đề cao cảnh giác”.Nói đến đây Vi Túy cười. Anh kể:– Hầu hết những ngôi mộ chỉ còn lại tấm “phên” bên trên thôi. Có một cái lỗ trống để thắp hương. Nhưng quả thật là tôi không thấy một nén hương nào.Anh Vi Túy còn cho biết đã từng có hai câu thơ của một ai đó để lại trong nghĩa trang rất buồn:“Tôi về giữa chốn hoang sơThầm hôn trên những nâm mồ vô danh”.* Hy vọng là từ nay không ai còn phải “thầm hôn trên những nấm mồ vô danh nữa”. Bà con có thân nhân là tử sĩ của QĐVNCH, những người bạn đồng đội xưa kia, những “người yêu của lính” và những người khác nữa sẽ được hoàn toàn tự do làm theo uớc của nguyện của mình.Xin cảm ơn anh Vi Túy. (Theo báo Chiêu Dương, Úc châu)